Thi công nền móng nhà phố dưới 100m2: 5 lưu ý quan trọng cần biết

THANH TUNG—HOMIFY THANH TUNG—HOMIFY
homify
Loading admin actions …

Ngôi nhà là nơi sinh sống và gắn bó lâu dài với mỗi người trong chúng ta, vì vậy ngôi nhà cần vững chắc và bền lâu. Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ vững chắc của ngôi nhà đó chính là nền móng. Đây là yếu tố đầu tiên khi tiến hành xây dựng nhà ở, vì vậy là khi thi công nền móng cho nhà ở luôn cần phải cẩn trọng và đòi hỏi đội ngũ thi công có tay nghề vững chắc. Với những ngôi nhà phố dưới 100 m2, hệ nền móng tuy không quá phức tạp nhưng cũng cần có những kiến thức nhất định để việc thi công được suôn sẻ và tiết kiệm được thời gian cũng như kinh phí. Bài viết ngày hôm nay sẽ gửi đến bạn 5 lưu ý khi thi công nền móng cho nhà phố với quy mô dưới 100 m2.

1. Thực hiện khảo sát địa chất kỹ lưỡng

Đây là công việc của đơn vị thi công thiết kế, tuy nhiên bạn cũng cần phải biết rõ địa chất ở khu đất sẽ xây nhà để nắm được những yêu cầu về nền móng cho ngôi nhà của mình. Về đơn vị thi công và thiết kế nền móng, nếu không nắm rõ địa chất có thể dẫn đến việc khi thiết kế, móng không đảm bảo chịu lực hoặc có thể dẫn đến lún, nứt khi đưa vào sử dụng mà để sửa chữa sẽ rất khó khăn và gây lãng phí lớn. Trong các loại đất xây nhà, loại đất tốt nhất là đất cát vì nó rất chặt và kiên cố, khô ráo nhanh thấm, giúp cho môi trường sống tốt cho sinh vật, có tác dụng tự làm sạch đất khó xảy ra tình trạng nghiêm lún.

Các loại đất gặp khó khăn khi xây nhà, cần lưu ý khi thiết kế nền móng đó là:

- Đất sét: vì hút nước rất kém, kết cấu rất chặt nên không phải là môi trường sống lý tưởng cho sinh vật cần oxy, hạn chế khả năng tự làm sạch đất. Xây nhà trên mảnh đất này sẽ rất dễ bị ẩm thấp, sàn dễ bị đọng nước, nấm mốc sinh sôi… . 

- Đất xốp: thì khả năng chịu lực rất kém, làm nhà dễ bị lún, gây nghiêng đổ nhà và nguồn nước dễ bị ô nhiễm do nước thải tích tụ lại phía dưới. 

Xem thêm 3 bước xử lý chống mối mọt và kỹ thuật diệt mối đơn giản tại nhà

2. Thiết kế nền móng phù hợp cho từng khu đất

Tùy theo khu vực đất mà có thiết kế nền móng phù hợp địa chất của nó.

Móng nông: Độ sâu từ 1,2 đến 3,5m sử dụng cho các công trình chịu tải trọng nhỏ và trung bình, xây trên nền đất tốt.

Móng sâu: Tính độ sâu thiết kế, sau đó đưa móng xuống đúng độ sâu, sử dụng cho công trình có tải trọng lớn, đối với loại móng này không nên xây ở những nơi có mạch nước ngầm lớn.

Xem thêm Hướng dẫn đọc hiểu bản vẽ kĩ thuật khi xây nhà (p2): Nắm rõ các kí hiệu trong bản vẽ

3. Lưu ý về cọc tre

Cọc tre thường có chiều dài từ 3m – 5m, ép bằng máy xuống nền đất với mật độ khoảng 25 cọc/m2. Mục đích của việc đóng cọc tre là làm nén chặt phần nền đất dưới chân công trình, làm tăng cường độ của nền móng, tạo ra một nền cứng cho phần móng nhà. Tuy nhiên, cọc tre chỉ sử dụng khi vị trí xây dựng có mực nước ngầm cao, nếu không sẽ phản tác dụng.

Xem thêm 3 bước thiết kế điện nước cho nhà phố dưới 100m2

4. Lưu ý về cọc bê tông cốt thép

Đối với các khu đất làm trên ao hồ lấp, để đảm bảo an toàn, cần thực hiện việc khoan ép cọc bê tông cốt thép. Một lưu ý về việc ép cọc bê tông nói riêng và việc làm móng nói chung là các công việc khoan ép vào lòng đất rất dễ gây ảnh hưởng đối với các khu đất và nhà cửa lân cận. Nên thực hiện hướng ép cọc theo chiều sao cho phần đất bị nén không hướng về bất kỳ nhà cửa hay vật kiến trúc nào. Cụ thể khách hàng nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn.

5. Lưu ý khi chọn nhà thầu

Ngày nay có quá nhiều công ty xây dựng nên trước khi xây nhà bạn nên tham khảo các nhà thầu có có uy tín và kinh nghiệm lâu năm chưa, cũng như mức giá có hợp lý hay không. Tiếp đó, bạn nên trao đổi với nhà thầu, nghiên cứu về thực trạng khu đất xây nhà và các công trình xung quanh, nhất là phần nền móng đề ra giải pháp thi công hiệu quả, thực hiện quan trắc để đảm bảo cho kết cấu bảo vệ hố đào sâu, cho kết cấu nền móng, cho tầng hầm và cả công trình được an toàn, ổn định.

Xem thêm 15 lưu ý khi lựa chọn và thi công sàn gỗ cho từng phòng trong nhà

Need help with your home project?
Get in touch!

Highlights from our magazine