5 cách khắc phục khi nhà lâu năm xuống cấp

THANH TUNG—HOMIFY THANH TUNG—HOMIFY
Painting & Interior Decor , Painters Johannesburg Painters Johannesburg
Loading admin actions …

Những ngôi nhà phố được xây dựng lâu năm trong quá trình sử dụng không tránh khỏi việc xuống cấp. Những vấn đề thường gặp ở nhà phố xuống cấp có thể kể đến như: thấm dột vào mùa mưa, nứt tường, sàn, hệ thống điện nước gặp vấn đề… Bạn có thể liên hệ với các công ty thầu chuyên sửa chữa nhà cửa, hoặc trang bị cho mình một lượng kiến thức để tự tay xử lý những tình huống này. Bài viết này sẽ đề cập đến 5 vấn đề thường gặp trong nhà phố lâu năm và những cách đơn giản, hiệu quả để xử lý chúng. Bạn có thể tìm đến các chuyên gia với mức chi phí phù hợp cho việc sửa chữa, hoặc có thể áp dụng những mẹo đơn giản, sử dụng nguyên vật liệu có sẵn ngay tại nhà để tiết kiệm chi phí. 

1. Xử lý chống thấm, ẩm mốc chân tường

Ở xứ nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, một trong những hiện tượng thường gặp nhất đối với căn nhà của mình đó là hiện tượng ẩm mốc chân tường. Vấn đề này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà và rất khó để xử lý. Ngoài ra, hiện tượng ẩm mốc còn dẫn đến nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.

Các bạn có thể xử lý bằng cách cắt mạch nước ở chân tường theo các bước sau:

- Đục tạo rãnh, quét một lớp vữa gốc xi măng, sau đó trám lại bằng một hỗn hợp vữa, cát, xi măng được trộn thêm một liều lượng phụ gia nhất định, tạo nên một loại vữa dầy khoảng 0,5cm, có cường độ mà nước không có khả năng thẩm thấu qua được.

- Quét 1 lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng để đảm bảo vị trí đã được xử lý chống thấm tốt và lâu bền.

- Tô vữa hoàn thiện, phục hồi lại mới như lúc ban đầu.

Tùy theo mức độ và diện tích cần xử lý chống thấm mà mức giá chống thấm ở các đơn vị thi công có thể dao động từ 150.000VND—350.000VND

Bạn có thể xem thêm các thông tin về chống thấm ở bài viết 4 bước xử lý chống thấm hiệu quả khi nhà xuống cấp

2. Xử lý nứt tường

Với những bức tường bị nứt, bạn có thể gia cố bằng cách tìm đến vết nứt, khoanh vùng vết nứt một đường bao từ 5mm đến 1cm, sau đó dùng keo silicon, loại có thể sơn lên được, cẩn thận bắn vào vùng đường bao. Đợi keo khô sau vài tiếng, bạn có thể cấn thận chà nhám bề mặt vùng bắn keo rồi sơn lại.

Đối với những trường hợp tường bị nứt nặng, bạn có thể giải quyết bằng cách đục hết lớp hồ tô, vệ sinh sạch sẽ phần tường thô, sau đó đóng vào tường lưới thép gia cố rồi tô lại tường, sau cùng là sơn tường lại như lúc đầu.

Bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề này ở bài viết Chống nứt và cách xử lý hiệu quả khi nhà xuống cấp

3. Xử lý võng sàn, nứt sàn

Trong quá trình sử dụng, nếu ngôi nhà phố có thay đổi công năng hoặc chia nhỏ phòng, xây trực tiếp lên sàn các tầng tại vị trí không có dầm, thì theo thời gian các sàn sẽ bị võng vì bị một lực lên tập trung theo 1 đường thẳng giữa sàn nhà gây nên hiện tượng võng sàn, gây thấm dột, bong vữa trần. 

Cách xử lý hiện tường này là phá dỡ những bức tường xây sai quy định, để có thể xây dựng tường lên sàn thì phải đổ thêm một đoạn dầm hoặc cấy dầm lên sàn cũ, dầm này sẽ gác lên tường chịu lực hoặc dầm khung chịu lực.

4. Xử lý sự cố điện, nước

Sự cố về điện thường liên quan đến các đường dây điện bị đứt hoặc hư hỏng. Để nối dây dẫn điện, bạn dùng kéo cắt bằng đầu dây của hai đầu nối. Tiếp theo dùng dao cắt giấy, khoanh và cắt phần vỏ ở hai đầu nối mới được cắt bằng để lộ ra phần lõi dây dẫn điện bên trong. Tiếp theo, quấn gập hai đầu lõi theo hình chữ L và xoắn ngược chúng lại với nhau. Sau đó bạn dùng băng dính cách điện hoặc bao nilon để quấn quanh phần lõi mới quấn lại để cách điện.

Xem thêm Gặp sự cố về điện nhà: xem ngay 15 mẹo bỏ túi hữu ích này

Sự cố về nước hay gặp ở nhà phố đó là sự cố rò rỉ ở các vòi nước. Vòi nước ở các vị trí nhà tắm, phòng vệ sinh hay nhà bếp sau một thời gian dài sử dụng dễ rơi vào tình trạng rò rỉ. Nguyên nhân là do vòi nước bị oxi hóa hoặc do van cao su phía trong ống bị hở. Cách khắc phục là bạn dùng dây thép mạ kẽm hoặc một miếng chì nhỏ đặt vào chỗ thủng của vòi nước, sau đó dùng búa đập cho miếng thép hay chì chắc vào trong khe hở, đập đều, phẳng với mặt ống nước. Tiếp theo bạn dùng săm xe đạp rồi cắt nó thành một sợi dây dài 0,3 – 0,6 cm, dùng dây này ép vào chỗ rỉ, sau đó buộc thật chặt lại bằng dây và dây thép.

5. Xử lý mối mọt trong nhà phố

Với trường hợp mối mọt không nặng lắm, bạn có thể tự tay xử lý bằng những nguyên liệu giá rẻ có sẵn tại nhà như sau:

Sử dụng bìa cát tông hoặc hộp giấy. Đặc tính của loài mối là ưa thích xenlulo, vì vậy, bạn có thể nhử mối bằng một tấm bìa cát tông hoặc hộp giấy dày, thấm nước.

Sử dụng dầu hỏa. Mùi hôi đặc trưng của dầu hỏa có thể dùng để xua đuổi mối. Bạn có thể tẩm dầu hỏa vào khu vực mối làm tổ, kết hợp với bìa cát tông nhử mối để di chuyển chúng khỏi vị trí làm tổ.

Để mối mọt không còn là nỗi lo, xem thêm bài viết 3 bước xử lý chống mối mọt và kỹ thuật diệt mối đơn giản tại nhà

Need help with your home project?
Get in touch!

Highlights from our magazine